Sự hấp thụ Cadmium (Cd) lên cây cải thìa

Bài báo “Ảnh hưởng của phế phẩm nông nghiệp ức chế sự hấp thụ Cadmium (Cd) lên cây cải thìa trong điều kiện giả định đất ô nhiễm”.

Tác giả: Lương Thị Thu Trang, Trần Thị Anh Thư.

Trích trong Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ.

Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá các ảnh hưởng của phế phẩm nông nghiệp (rơm rạ-RS và thân ngô khô-MS) để giảm bớt độc tính của Cadmium (Cd) thông qua sự thay đổi sinh khả dụng của Cd trong đất. Các thí nghiệm trong nghiên cứu xác định các thông số về: sự sinh trưởng của cây cải thìa, tổng nồng độ Cd trong cây và sự thay đổi phân bố của các dạng tồn tại của Cd trong đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phế phẩm nông nghiệp có thể giảm độc Cd ở nồng độ vượt tiêu chuẩn (3 và 6 mg/kg) bằng cách chuyển đổi các dạng Cd di động (EXC-Cd và CAB-Cd) thành các dạng Cd ít di động và bền vững (FEM-Cd, OM-Cd, và RES-Cd) trong đất; dẫn đến nồng độ Cd trong rễ và thân cây cải thìa cũng giảm và cây tăng trưởng hơn. Tuy nhiên, sự giảm nồng độ Cd chỉ có thể xảy ra đáng kể khi phế phẩm nông nghiệp ở mức thích hợp (20 g/kg). Ngoài ra, phế phẩm nông nghiệp lại thúc đẩy sự phát triển của cây cải thìa ở hàm lượng thấp hơn (10 g/kg). Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan tốt giữa tỷ lệ các dạng Cd di động (EXC-Cd và CAB-Cd) với nồng độ Cd trong cây cải thìa và sự phát triển của cây. Nghiên cứu này đã kết luận rằng phế phẩm nông nghiệp, đặc biệt là rơm rạ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cản sự hấp thụ Cd lên cây ở nồng độ vượt chuẩn, thông qua việc biến đổi thành các dạng Cd bền vững

Đọc toàn văn:

https://stdjsee.scienceandtechnology.com.vn/index.php/stdjsee/article/view/734/1043

Sự hấp thụ Cadmium (Cd) lên cây cải thìa

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn