Mỏ khoáng

Sách “Các mỏ khoáng”.

Tác giả: Nguyễn Văn Nhân.

Năm xuất bản: 2004.

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội.


Mỏ khoáng là một bộ phận của vỏ trái đất, nơi tập trung tự nhiên các khoáng sản do những quá trình địa chất nhất định tạo nên về mặt số lượng, chất lượng và điều kiện kinh tế - kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng trong công nghiệp. Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu ngày một tăng của các ngành kinh tế quốc dân với một loại khoáng sản nào đó, có những mỏ khoáng hiện nay không hoặc chưa có giá trị công nghiệp, nhưng sau này có thể trở thành những mỏ khoáng có giá trị công nghiệp.


Các mỏ khoáng là nguồn nguyên liệu khoáng tiềm tàng. Để đạt được các nguyên liệu khoáng cần qua 4 thời đoạn cơ bản: nghiên cứu địa chất, khai thác mỏ, sơ tuyển, và sử dụng hoặc tiến hành công nghệ chế biến. Nghiên cứu địa chất cơ sở cho ta hiểu biết chung cấu trúc địa chất của vùng có khoáng hoá, tạo điều kiện để dự đoán về khả năng có mặt trong nó các mỏ khoáng ở những đơn vị địa kiến tạo nhất định, cũng như các thành hệ địa chất. Những dự đoán này thường được thể hiện bằng các trữ lượng triển vọng (dự đoán) các khoáng sản, và là cơ sở để tiến hành tìm kiếm mỏ. Sau khi phát hiện, chúng được tiến hành thăm dò và thành lập tài liệu. Ở thời kỳ thăm dò địa chất căn bản là làm sáng tỏ cấu trúc địa chất mỏ và phần xung quanh chúng, tiến hành tìm hiểu nguồn gốc. Cần xác định chính xác trữ lượng và chất lượng khoáng sản, các thành phần cộng sinh cũng như khoáng sản đi kèm cần phải lợi dụng đồng thời với khoáng sản chính. Thành lập tài liệu các mỏ cần được xem xét các tiêu chuẩn hiện tại về địa chất mỏ, công nghệ và kinh tế. Hiệu quả của công tác này là xác định được giá trị của mỏ khoáng có thể khai thác sử dụng có lợi trong công nghiệp.


Tiếp theo là thiết kế, thực hiện các đầu tư công nghiệp khai thác thích hợp, xây dựng mỏ và các xí nghiệp sơ tuyển, giải quyết hàng loạt các vấn đề về giao thông, công nghệ… Những quyết định về phương pháp khai thác mỏ, cần chú ý giới hạn đến mức thấp nhất những thiệt hại không thể tránh khỏi về môi trường thiên nhiên. Đối với các khoáng sản rắn đòi hỏi phải áp dụng công nghệ chế biến, ít khi có thể sử dụng trực tiếp, thí dụ sản xuất xi măng poctlan từ đá vôi, các sản phẩm gốm, xây dựng từ sét hoặc các đá sét. Trong một số trường hợp sản phẩm cũng là nguyên liệu khoáng vật.


Các sản phẩm thường được sơ tuyển làm giàu, sử dụng những tính chất vật lý, hoá học khác nhau của các thành phần có ích và phi quặng, kết quả cho ta nguyên liệu khoáng vật. Nguyên liệu bán sản phẩm hoặc sản phẩm được chuyển giao để sử dụng. Muốn sử dụng có hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu biết về công nghệ, phương tiện hiện đại để sản xuất chúng, thị trường giá cả, điều kiện quay vòng. Phần sản phẩm gia công ban đầu có thể được sử dụng trực tiếp trong lĩnh vực kinh tế khác nhau, có thể là đối tượng thương mại quốc tế có giá trị trên thị trường, một phần được đưa chế biến tiếp tục trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau. Các sản phẩm này được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp cũng là đối tượng trao đổi ngoại thương rộng rãi. Hiện nay, nước ta rất thiếu nguyên liệu nên phải nhập khẩu nhiều. Do đó, vì lợi ích kinh tế của đất nước, đòi hỏi phải sử dụng những nguyên liệu này một cách cân đối và hiệu quả.


Sách trình bày các nội dung:

- Mỏ khoáng kim loại/không kim loại, nguyên tố phân tán, đất hiếm.

- Kim loại: đen, màu, hợp kim, phóng xạ, quý, hiếm.

- Nguyên liệu hoá học/chịu lửa/kỹ thuật, phân bón, sứ gốm, vật liệu xây dựng.

Mỏ khoáng

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn