Giá trị của sự đọc sách

Văn hoá không phải chỉ chuẩn bị người ta ra sống với đời bằng cách nâng cao tư tưởng và sự hiểu biết rộng rãi. Nó còn cung ứng cho người ta những phương tiện để phát biểu ý kiến nữa.

Khi cần phải thuyết trình về một vấn đề, trong một bản báo cáo, một buổi nhóm họp tại câu lạc bộ, người ta chỉ giao cho những người đã am hiểu vấn đề, biết sưu tầm tài liệu, trình bày một cách sáng sủa, có trật tự. Một người thợ có thể ảnh hưởng đến một đứa em; đó là do một mãnh lực nội tâm phát ra. Nhưng khi phải truyền bá tư tưởng cho người khác, người ta thường bó tay, không làm nổi và hối tiếc về sự bất lực của mình.

Những người thuộc tầng lớp trên không phải chỉ được đào tạo trong vài buổi hội thảo hay tra cứu; nhưng họ đã phải tiếp xúc lâu ngày với những bậc “thầy” về tư tưởng, thông qua những sách, bằng một cuộc chuẩn bị dài từ trước.

Một nền văn hoá tinh vi cần thiết cho những người lao động cũng như giới trí thức. Người lao động cũng ý thức được về tầm quan trọng của học vấn và am hiểu giá trị của một khối óc xuất sắc hơn đời. Nhờ những lớp tiểu học, mà tầng lớp lao động, nông dân học hỏi được những kiến thức phổ thông; những lớp trung học huấn luyện cho họ có những tư tưởng để sống với đời.

Những người điều khiển họ là những nhà trí thức hay ít ra là người đã đọc sách nhiều, suy nghĩ nhiều.

(Madeleine DANIELOU, L’E1ducation selon l’esprit)

Trích trong sách “Nghệ thuật đọc sách báo” của tác giả Adrien Jean, do Tế Xuyên dịch, xuất bản năm 1993.

Giá trị của sự đọc sách

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn