Cơ ứng dụng

Sách “Cơ ứng dụng”.

Tác giả: Ngô Kiều Nhi chủ biên, Trương Tích Thiện.

Năm xuất bản: 2003.

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia TP.HCM.



 

Cơ học là ngành khoa học nghiên cứu sự chuyển động của vật chất trong không gian theo thời gian. Các ứng dụng của cơ học trong kỹ thuật có thể chia làm hai hướng chính: nghiên cứu sự chuyển động của vật thể, của các bộ phận máy móc, công trình. Người kỹ sư luôn phải đối mặt với nhiệm vụ quản lý, sử dụng máy móc, công trình, nên dù thuộc ngành nào cũng phải có kiến thức về cơ học.


Cơ học quan niệm vật chất thuộc một trong các dạng (hay còn gọi là mô hình) sau:

- Chất điểm, khi kích thước hình học được coi là rất bé, có thể bỏ qua, toàn bộ khối lượng tập trung vào một điểm.

- Vật rắn tuyệt đối, khi khoảng cách giữa các điểm luôn không đổi trong quá trình chuyển động của chúng.

- Vật rắn biến dạng, khi khoảng cách giữa các điểm có thay đổi song vô cùng bé so với kích thước của toàn vật.

- Lưu chất, khi sự thay đổi khoảng cách giữa hai điểm không thể cho là vô cùng bé, đây là dạng của vật chất ở thể khí hay lỏng.


Cơ hệ là tập hợp các chất điểm trong bài toán khảo sát. Cơ hệ đơn giản nhất là cơ hệ chỉ có một điểm. Tuy nhiên, trong thực tế ta sẽ gặp phần lớn các cơ hệ có vô số điểm. Vấn đề đặt ra là, để xác định chuyển động của mọi điểm trong cơ hệ khảo sát, thì ta cần sử dụng bao nhiêu toạ độ. Tuỳ theo dạng quỹ đạo chuyển động của điểm trong không gian, trong mặt phẳng, hay có quỹ đạo đã được biết trước, mà ta cần sử dụng ba, hai hoặc một toạ độ để biểu thị vị trí của điểm, và qua đó thiết lập phương trình chuyển động. Số lượng của các toạ độ đó được gọi là bậc tự do của cơ hệ.


Động học là một phần của cơ học nghiên cứu cách biểu thị vị trí trong không gian của các đối tượng khảo sát. Sự thay đổi vị trí theo thời gian thì gọi là chuyển động. Vì vậy, việc xác định vị trí trong cả một quá trình thì gọi là xác định chuyển động. Vị trí của đối tượng khảo sát, dù là điểm hay là vật rắn, luôn phải được xác định trong điều kiện được chỉ rõ trước đối với vật thể nào - vật thể được chọn để từ đó ta xác định vị trí của đối tượng khảo sát, được gọi là vật quy chiếu hay hệ quy chiếu.


Sách trình bày các nội dung:

- Động học, các cơ cấu thông dụng, động lực học.

- Phản lực liên kết, cơ học vật rắn biến dạng, các chỉ tiêu bền.

- Trạng thái ứng suất của các điểm thanh, biến dạng của thanh, tính ổn định của thanh.

- Truyền động: đai, xích, bánh răng; trục - ổ đỡ.

Cơ ứng dụng

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn