Bê tông bọt khí

Bài báo "Ảnh hưởng của tro mía đến cường độ nén và độ hút nước của bê tông bọt khí có sử dụng cát biển và nước biển".

Tác giả: Vũ Quang Thuận, Hồ Sĩ Lành, Hoàng Quốc Tuấn, Lê Đức Quân, Đặng Quốc Việt.

Trích trong Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp thay thế một phần xi măng bằng việc áp dụng các nguồn tro mía hiện có tại địa bàn tỉnh Phú Yên trong sản xuất bê tông bọt khí để có thể tận dụng các nguồn phế thải từ nông nghiệp. Đồng thời, với việc ngày càng khan hiếm về vật liệu, nghiên cứu cũng xem xét đến việc ứng dụng cát biển và nước biển trong việc chế tạo bê tông. Hàm lượng tro mía thay thế xi măng từ 0, 5, 10, và 15% theo khối lượng chất kết dính (bao gồm tro mía và xi măng). Kết quthực nghiệm cho thấy, sự thay thế xi măng bằng bằng tro mía sẽ làm giảm cường độ chịu nén của bê tông ở 7 ngày tuổi. Nhưng ở 91 ngày tui, thì sự thay thế 5 và 10% tro mía làm tăng cường độ chịu nén và giảm độ hút nước so với bê tông đối chứng. Bên cạnh đó, việc sử dụng kết hợp tro mía và cát-nước biển đã đóng góp nhiều đến việc gia tăng cường độ chịu nén và độ hút nước của bê tông bọt khí so với bê tông không có tro mía và sử dụng cát vàng-nước ngọt ở 91 ngày tuổi, đặc biệt là với tỷ lệ thay thế nhỏ hơn 10%. Nhìn chung, việc tận dụng tro mía cũng như là sử dụng cát-nước biển mang tính khả thi trong việc chế tạo bê tông bọt khí trong bối cảnh nguồn vật liệu xây dựng ngày một khan hiếm và nhắm đến mục tiêu giảm khí thải CO2 ra môi trường.

Đọc toàn văn:

https://stdjet.scienceandtechnology.com.vn/index.php/stdjet/article/view/1108/1277

Bê tông bọt khí

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn