Sản xuất vật liệu xây dựng từ chất thải tro bay
Nhóm nghiên cứu gồm Thầy và Trò đến từ Trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG-HCM) đã chế tạo và sản xuất thử nghiệm thành công vật liệu aerogel và aerogel composite từ tro bay sử dụng công nghệ sấy thăng hoa và dung môi xanh, cùng chất kết dính thân thiện với môi trường nhằm ứng dụng vào vật liệu cách nhiệt và cách âm.
Nhóm tác giả đã tạo được vật liệu aerogel từ silica trích ly từ tro bay có diện tích bề mặt riêng 293,947m2/g, thể tích lỗ xốp 0,30 - 0,032cm3/g, kích thước lỗ rỗng 1,20 - 1,21nm. Ưu điểm của vật liệu tro bay aerogel sử dụng trực tiếp nguyên liệu tro bay so với silica aerogel truyền thống (dựa trên silica trích ly từ tro bay) là độ bền cơ học được cải thiện và tính nguyên vẹn hình dạng của khối vật liệu xuyên suốt quá trình tổng hợp.
Về tính chất vật lý và cơ tính, sử dụng phương pháp mới phối trộn tro bay với PVA/CMC tạo ra aerogel có tính siêu nhẹ, chịu nén tốt gấp 3 lần aerogel từ bã mía (88 kPa), gấp 1,5 lần silica-cellulose aerogel (169 kPa). Do đó, khối vật liệu có thể được sử dụng ngay mà không cần thêm quá trình trung gian phối trộn silica aerogel với các thành phần khác.
Vật liệu aerogel composite ứng dụng cách nhiệt và cách âm cũng được tổng hợp thành công từ tro bay và sợi rPET với cấu trúc rỗng xốp, khối lượng riêng cực thấp (0,026 – 0,062 g/cm3), độ rỗng cao (96,59 – 98,42%); thể hiện đặc tính cách nhiệt nổi bật với độ dẫn nhiệt cực thấp (0,034-0,039 W/mK), độ bền cơ học (3,98 – 20,61 kPa) và hệ số hấp thụ âm thành từ 0,40 đến 1,0 trong khoảng tần số từ 1.400 đến 6.000 Hz. Tấm tro bay aerogel composite có tính chất cách nhiệt đồng đều ở mọi điểm trên tấm với độ dẫn nhiệt trung bình là 0,036 W/mK.
Công nghệ sản xuất aerogel composite từ tro bay được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng ít hóa chất độc hại, không phát thải ra ngoài môi trường và chuyển hóa hoàn toàn tro bay thành aerogel composite. Quy trình đã được nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm và quy mô pilot để đánh giá mức độ khả thi trong sản xuất công nghiệp. So với công nghệ tổng hợp aerogel từ tro bay trên thế giới, công nghệ trong nghiên cứu này có nhiều điểm ưu việt như sản phẩm tạo thành có cấu trúc vững chắc hơn khi được gia cố bởi mạng lưới sợi polyethylene terephthalate (rPET) tái chế; quy trình tổng hợp ít sử dụng hóa chất, chỉ sử dụng xanthan gum tạo liên kết giữa các hạt tro bay và mạng lưới sợi rPET; không phát thải dung môi hay khí thải ra ngoài môi trường. Kết quả tính toán về hiệu quả kinh tế với việc sử dụng năng lượng Mặt trời nhằm tiết kiệm chi phí vận hành cho thấy, tro bay aerogel composite có giá thành sản xuất rất thấp, chỉ khoảng 59.000 đồng/m2.
Đọc chi tiết tại:
Sản xuất vật liệu xây dựng từ chất thải tro bay
Máy in 3D bê tông cỡ lớn
Đây là thành quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu MiKen – 3DCP của PGS.TS Trần Văn Miền (giảng viên Bộ môn Vật liệu Xây dựng, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG-HCM).
Buồng khử khuẩn toàn thân di động
Thiết bị là sản phẩm kết hợp giữa Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.Hồ Chí Minh) cùng các chuyên gia, nhà khoa học của Trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh).
Bộ phận dẫn khí hỗ trợ điều trị COVID-19
Thiết bị y tế kết nối mặt nạ thở có ống cấp khí kết nối với màng lọc khuẩn bằng công nghệ in 3D được giảng viên Trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) nghiên cứu và thiết kế thành công.
Tàu không người lái phục vụ quan trắc tự động
Tàu không người lái phục vụ quan trắc tự động (USV) nhỏ gọn và di động là sáng chế liên ngành, do nhóm nghiên cứu của TS.Trần Ngọc Huy (trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) chế tạo.
Máy bay phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa
Sản phẩm do nhóm nghiên cứu của TS.Vũ Ngọc Ánh (trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) chế tạo phục vụ cho nông nghiệp.
Mô hình chốt bảo vệ tiện ích
Ngô Triệu Nhân - sinh viên năm 4 ngành Xây dựng Trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) đã lên ý tưởng thiết kế mô hình “chốt bảo vệ” và xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi INSEE Prize 2019.
Tấm cách nhiệt aerogel làm từ rơm
Nhằm khai thác các đặc tính nổi trội này của aerogel, các sinh viên của trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu và biến rơm thành tấm cách nhiệt thân thiện với môi trường.
Biến chất thải dệt nhuộm thành khí và nước
Đây là nghiên cứu của nhóm sinh viên chương trình chất lượng cao khoa Kỹ thuật Hóa học, trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
Diệt khuẩn cho điện thoại bằng đèn UV
Hộp đèn UV diệt vi khuẩn điện thoại là một trong những sản phẩm nổi bật của các bạn sinh viên trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) được giới thiệu tại Vietnam Startup Day 2019.
- Bạn đọc mượn sách quá hạn T.04/2023
- Khảo sát ý kiến bạn đọc 2023
- Phục Vụ Ngoài Giờ tối T.2-T.6 và ngày thứ 7
- Tài liệu mới tháng 4/2023
- Ngày hội văn hóa đọc 22/4/2023
- Tra cứu các cơ sở dữ liệu
- Thông báo V/v thực hiện đeo khẩu trang khi vào Thư viện
- Thông báo phục vụ CSDL SCOPUS
- Thẻ Thư viện điện tử
- Thông báo nhận thẻ Thư viện Hệ thống
- Phục vụ Cơ sở dữ liệu Skillsoft
- Gia hạn tài liệu online
- Thông báo nguồn học liệu miễn phí về Covid-19 - AccessMedicine Covid-19 Central
- Thông báo phục vụ Thư viện số BNEUF miễn phí
- Ngày hội văn hóa đọc lần V
- Ngày hội văn hóa đọc lần IV
- Hội sách Trực tuyến 2020
- Ngày hội thư viện đồng hành cùng sinh viên lần thứ VII
- Thư viện đồng hành cùng sinh viên 2020
- Ngày hội văn hóa đọc lần III
- Chào mừng Ngày Sách Việt Nam - Lần VII
- Ngày hội văn hóa đọc lần II
- Thư viện Bách khoa tham gia tổ chức Ngày hội Văn hóa đọc 2019
- Tiến sĩ kiều bào Mỹ tặng sách trị giá 150.000 USD cho sinh viên bách khoa
- Dịch vụ gửi sách, giáo trình tận nhà cho sinh viên
-
Trực tuyến:7
-
Hôm nay:2293
-
Tuần này:6895
-
Tuần trước:33391
-
Tháng trước:38042
-
Tất cả:2729467