Quá trình tạo hạt xúc tác cracking

Bài báo “Nghiên cứu ảnh hưởng của tính chất nguyên liệu đến quá trình tạo hạt xúc tác cracking dạng công nghiệp bằng công nghệ sấy phun”.

Tác giả: Trương Đức Hoan, Ngô Thúy Phượng, Vũ Xuân Hoàn, Đào Thị Kim Thoa, Đinh Đức Mạnh, Đặng Thanh Tùng.

Trích trong Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chuyên san Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ.

Trình bày kết quả khảo sát ảnh hưởng của tính chất nguyên liệu trong quá trình sấy phun tạo hạt xúc tác cracking dạng công nghiệp ở quy mô phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy, giá trị pH của nguyên liệu chủ yếu ảnh hưởng đến pha hoạt tính là HY zeolite. Ở giá trị pH cao, môi trường kiềm mạnh (pH 14), cấu trúc zeolite HY bị phá hủy, dẫn đến xúc tác thu được có diện tích bề mặt thấp.

Do đó, pH của hỗn hợp nguyên liệu sấy phun nên điều chỉnh về giá trị thấp, tốt nhất là môi trường axit nhẹ (pH 3). Hàm lượng rắn trong nguyên liệu sấy phun ảnh hưởng quyết định đến kích thước hạt xúc tác cracking dạng công nghiệp. Khi tăng hàm lượng rắn trong nguyên liệu thì kích thước hạt xúc tác cracking tăng và đạt giá trị trung bình lớn nhất ở khoảng 40 µm, tương ứng với hàm lượng rắn là 15% khối lượng (KL).

Ở hàm lượng rắn cao hơn (20% KL), kích thước hạt xúc tác và diện tích bề mặt riêng có xu hướng giảm. Do đó, hàm lượng rắn trong nguyên liệu phù hợp vào khoảng 15% KL.

Đọc toàn văn:

https://b.vjst.vn/index.php/ban_b/article/view/1014

Quá trình tạo hạt xúc tác cracking

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn