Nanocomposite oxit sắt từ và graphen oxit

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Hoá học “Tổng hợp vật liệu nanocomposite oxit sắt từ / graphen oxit để hấp phụ ion chì, crom trong nước”.

Tác giả: Phạm Mai Cường.

Năm bảo vệ: 2019.


Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế là những hệ luỵ nghiêm trọng về các vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đất, nguồn nước,… Theo đó, ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng có diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nhiều đến đời sống con người. Kim loại nặng chính là một trong những thành phần phổ biến trong nước thải công nghiệp hiện nay. Trong đó, chì và crom là hai kim loại nặng gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Do đó, việc xử lý chì và crom trong nguồn nước là một vấn đề cấp thiết. Trong số các phương pháp xử lý kim loại nặng như: kết tủa, trao đổi ion, hấp phụ,… thì phương pháp hấp phụ có nhiều ưu điểm như dễ thực hiện, chi phí thấp và chất hấp phụ có khả năng thu hồi tái sử dụng nhiều lần.


Ngoài các vật liệu hấp phụ truyền thống như: than củi, cacbon hoạt tính, zeolit… thì graphen oxit (GO) có nhiều nhóm chức chứa oxy trên bề mặt cho khả năng hấp phụ cao và nano oxit sắt từ với từ tính mạnh, khả năng hấp phụ tốt. Sự kết hợp của GO và nano oxit sắt từ tạo thành vật liệu nanocomposite Fe3O4/GO có tiềm năng hấp phụ cao và khả năng thu hồi bằng từ trường ngoài tốt, ứng dụng vào trong quá trình xử lý nước thải, đặc biệt là xử lý kim loại nặng.


Luận văn trình bày các nội dung:

- Graphit, graphen oxit, oxit sắt từ, nanocomposite Fe3O4/GO, kim loại nặng, chì, crom.

- Phương pháp xử lý KLN, hấp phụ, pH, nồng độ ban đầu.

- Giản đồ XRD, phổ FT - IR, diện tích bề mặt riêng theo phương pháp BET, ảnh TEM, từ kế mẫu rung VSM.

Nanocomposite oxit sắt từ và graphen oxit

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn