Dung môi sinh học

Sách "Dung môi sinh học: xúc tác tổng hợp và tiến trình ứng dụng".

Tác giả: Vũ Thị Thu Hà.

Năm xuất bản: 2015.

Dung môi là một chất có thể hoà tan một chất khác tạo thành dung dịch, mọi thành phần trong dung dịch được phân bố đồng đều ở dạng phân tử hay ion, không còn chất tồn dư, tức là tạo thành một pha đồng nhất. Hiện tượng đó được gọi là khả năng trộn lẫn. Dung môi thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng, và phần lớn là các hợp chất hữu cơ. Nước là dung môi vô cơ đặc biệt. Lượng chất tan cực đại hoà tan được trong một đơn vị thể tích của dung môi được gọi là độ tan. Khi một chất hoà tan trong dung môi, dẫn đến sự phát nhiệt, và làm cho hệ thống có lợi về mặt nhiệt động học. Dung môi phân cực có hằng số điện môi cao. Nước có hằng số điện môi 81. Dung môi hydrocarbon không phân cực, có hằng số điện môi thấp. Khi tạo thành dung dịch, các phần tử tương tác với nhau mà cụ thể là các phân tử dung môi bao quanh phân tử chất tan. Sự tương tác đó là do tạo thành liên kết hydrogen, phụ thuộc vào các tính chất của dung môi và của chất tan, như moment lưỡng cực, độ phân cực,...

Việc thay thế dung môi công nghiệp có nguồn gốc hoá thạch (dầu mỏ) bằng các dung môi có nguồn gốc thực vật, hay còn gọi là dung môi sinh học xuất phát từ nhiều lý do mà những lý do chính là nguồn năng lượng hoá thạch đang dần cạn kiệt, giá dầu thô tăng từng ngày. Thêm vào đó, các loại dung môi có nguồn gốc từ thực vật có khả năng hoà tan tốt, đồng thời, khắc phục được hầu hết các nhược điểm của dung môi hoá thạch:

- Ít bay hơi nên hầu như không tạo ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ô nhiễm không khí;

- Khó bắt cháy nên an toàn khi sử dụng và bảo quản;

- Ít hoặc không độc hại nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng;

- Không gây ung thư nên không ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng;

- Có khả năng phân huỷ sinh học và không tham gia vào quá trình tạo ra ozon quang hoá nên thân thiện với môi trường;

- Có ứng dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp (sơn, in, nhựa trải đường, cao su, giấy, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, vệ sinh công nghiệp, xử lý những vùng bờ biển bị nhiễm bẩn do sự cố tràn dầu và đặc biệt còn có thể sử dụng trong ngành thực phẩm).

Sách trình bày các nội dung:

- Nhu cầu sử dụng dung môi và sự cần thiết phát triển dung môi sinh học.

- Tiến trình thay thế dung môi hoá thạch bằng dung môi sinh học.

- Tổng hợp methyl este của acid béo và ethyl lactat.

Ghi tài liệu tham khảo theo IEEE:

[1] V. T. T. Hà, Dung môi sinh học: xúc tác tổng hợp và tiến trình ứng dụng. Hà Nội: Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2015.

Dung môi sinh học

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn