Vật liệu polymer thông minh trong y sinh

Đây là nghiên cứu từ đề tài tốt nghiệp “Nghiên cứu tổng hợp polymer nhạy pH - nhiệt độ” của sinh viên Đinh Tiến Hải (Khoa Công nghệ Vật liệu, Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh).

“Nghiên cứu tổng hợp polymer nhạy pH - nhiệt độ” đưa ra một loại vật liệu mới hoàn toàn có khả năng ứng dụng trong y sinh, nhằm hỗ trợ chữa bệnh ung thư và đái tháo đường. Công trình của tác giả nghiên cứu và chế tạo ra loại vật liệu mới là polymer thông minh có khả năng nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ và pH, có thể bao chứa thuốc để tiêm vào cơ thể. Vật liệu này sẽ phân hủy mà không gây độc hại, giải phóng thuốc từ từ vào hệ tuần hoàn giúp quá trình điều trị hiệu quả và an toàn hơn.

Thuốc chữa trị ung thư hoặc tiểu đường sẽ được phối trộn với dung dịch polymer ở nhiệt độ thấp (5 độ C) và pH khác với 7.4. Sau đó hỗn hợp được tiêm vào cơ thể người bệnh ở vị trí dưới da. Tại điều kiện cơ thể (nhiệt độ 37 độ C, và pH 7.4), hỗn hợp sẽ chuyển thành trạng thái gel. Thuốc từ trong khối gel sẽ nhả ra từ từ và sẽ tác dụng trực tiếp lên mầm bệnh với liều lượng vừa đủ và ổn định theo thời gian.

Theo thanhnien.vn

Vật liệu polymer thông minh trong y sinh

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn