Màng composite từ vỏ tôm xử lý nước nhiễm mặn

Giải pháp “Chế tạo màng composite Chitosan/Cellulose acetate từ phế phẩm vỏ tôm và khả năng ứng dụng màng trong xử lý nước nhiễm mặn bằng phương pháp lọc thẩm thấu ngược RO”.

Tác giả: Trần Minh Mẫn, Nguyễn Thị Ngọc Hà, Hàng Kim Định, Trương Nhật Trường, Cao Ngọc Thiện Tú.

Đơn vị: Trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG-HCM).

Hiện nay, Dow Filmtec là thương hiệu màng lọc RO nổi tiếng của Mỹ được sử dụng phổ biết trong công nghệ xử lý nước có chức năng loại bỏ hoàn toàn các tạp chất hữu cơ, vô cơ độc hại, các vi sinh vật có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên màng Dow Filmtec có nhược điểm là khả năng chịu mặn kém 2‰, khả năng chịu Clo thấp (< 0.1 ppm) thấp hơn nhiều so với màng cellulose acetate (1 ppm). Ngoài ra khả năng tắc màng do cao, điều đó làm giảm thông lượng, độ chọn lọc và tuổi thọ màng.

Màng cellulose acetate có thông lượng và tốc độ ngăn chặn kém hơn so với màng composite. Màng Composite Chitosan/Cellulose acetate có khả năng ngăn chặn muối tốt (với dung dịch 3,5% NaCl theo khối lượng, màng composite có thể loại lên đến 99,5 % muối và thông lượng nước là 80 gal/ft2.ngày ở 800 psi), tăng thông lượng, khả năng bền nhiệt, bền pH cao, hạn chế tắt màng do cặn bẩn nhiều hơn so với màng Cellulose acetate.

Dự án thành công sẽ tạo một hướng tận dụng vỏ tôm trong việc xử lý nguồn phụ phẩm lớn của ngành tôm ứng dụng trong việc xử lý tình trạng xâm ngập mặn khốc liệt tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long những tháng đầu năm 2020. Qua đó, cho thấy tính cấp thiết và khả năng ứng dụng vào thực tiễn góp phần phát triển kinh tế và xã hội là rất cao.

Xem chi tiết tại:

https://iptc.vn/sip/?news=ung-dung-cong-nghe-vao-mo-hinh-phan-loai-va-thu-gom-rac-thai-ma-so-201

Theo iptc.vn

Màng composite từ vỏ tôm xử lý nước nhiễm mặn

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn