Covide 19

Bài báo “COVID-19: Cơ sở phân tử, xét nghiệm, điều trị và phòng ngừa”.

Tác giả: Huỳnh Thị Ngọc Mai, Nguyễn Hoàng Thiên Phúc, Phan Hoàng Chí Hiếu, Phan Thị Hiếu Nghĩa, Lê Hồng Kông, Trương Thị Huỳnh Như, Khanh Lê, Hồ Văn Dũng, Nguyễn Thụy Vy, Trần Lê Bảo Hà, Trần Văn Hiếu, Nguyễn Hữu Hoàng, Nguyễn Trí Nhân, Trần Linh Thước.

Trích trong Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, chuyên san Khoa học Tự nhiên.

Severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 (SARS-CoV-2) là tác nhân virus gây ra đại dịch viêm phổi cấp vào cuối năm 2019 (COVID-19) bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc. SARS-CoV-2 nhanh chóng lan ra khắp thế giới khiến hơn 8 triệu người nhiễm và hơn 380.000 người chết trên phạm vi toàn cầu tính đến khoảng 16/6/2020. Virus có màng bao chứa protein E (envelope/vỏ), S (spike/gai) và glycoprotein M (membrane/màng).

Capsid thường thấy là hình cầu nhưng có bản chất đa hình (pleomorphic), bao bọc một phân tử RNA lớn (khoảng 30 kb), mạch đơn (sợi +RNA, nhóm IV-Baltimore) mang 14 khung đọc mở (ORF) được quấn xung quanh bởi protein N (nucleocapsid). SARS-CoV-2 gắn được lên tế bào niêm mạc ở người thông qua sự nhận diện và gắn của protein S lên thụ thể ACE2 (angiotensin-converting enzyme 2) của tế bào. Protein S được cắt và hoạt hoá tại hai vị trí bởi các protease ở tế bào là TMPRSS2 (Transmembrane protease, serine 2) hoặc cathepsin L tại vị trí S2' và furin tại vị trí S1/S2. Vị trí cắt trên protein S (RR_R) của furin được tìm thấy đầu tiên ở SARS-CoV-2, làm thay đổi cấu hình protein S và có thể tăng khả năng xâm nhiễm.

Các đột biến tái tổ hợp trên bộ gene có thể liên quan chặt chẽ đến tốc độ lây nhiễm cao và độc lực tương đối lớn của SARS-CoV-2. Đặc biệt, SARS-CoV-2 và các virus họ hàng có thể tiếp tục biến đổi để tạo thành các chủng virus có độc lực lớn hơn, nhanh chóng vô hiệu hoá vaccine đối với chủng cũ và đòi hỏi việc phát triển các thế hệ vaccine mới. Việc tổng hợp tài liệu và hiểu rõ bản chất sinh học, cơ chế xâm nhiễm, phương pháp xét nghiệm, phương pháp điều trị và các chiến lược phát triển vaccine cho SARS-CoV-2 trở nên vô cùng cấp thiết cho công tác phòng chống dịch tại Việt Nam.

Ghi tài liệu tham khảo theo IEEE:

[1] “COVID-19: Cơ sở phân tử, xét nghiệm, điều trị và phòng ngừa”. http://stdjns.scienceandtechnology.com.vn/index.php/stdjns/article/view/907/1188 (truy cập ngày 3/9/2020).

Đọc toàn văn:

http://stdjns.scienceandtechnology.com.vn/index.php/stdjns/article/view/907/1188

Covide 19

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn